Tái khởi động tour du lịch Trung Quốc
Sau đây là 10 tác phẩm văn học Việt đáng chú ý (xếp theo thứ tự bảng chữ cái).Là nhà văn đã quen thuộc với những tác phẩm viết về đời lính và vùng đất Tây nguyên, nhưng Con thiêng của rừng có thể nói là tác phẩm đầu tiên của cây viết này dành cho thiếu nhi. Có dung lượng khiêm tốn, tác phẩm xoay quanh cuộc đời của họa sĩ Y Man - người được mệnh danh là "cánh chim đầu đàn" của mỹ thuật Tây nguyên - từ khi còn nhỏ, sinh sống trong sự đè nén của trưởng làng tham lam cho đến những năm tháng theo cách mạng, được đào tạo chuyên nghiệp của ông.Không chỉ cho thấy sự áp bức dưới ách thống trị của người dân vùng cao dưới những tên tay sai của thực dân Pháp, yếu tố Tây nguyên cũng được nhà văn mang vào tác phẩm một cách khác biệt. Qua đó, ta hiểu được tầm quan trọng của lửa, của rừng, của các niềm tin đặc biệt... của người dân nơi đây, từ đó tạo ra bối cảnh và không gian vô cùng độc đáo của cuốn sách.Là cuốn hồi ký vô cùng rúng động của một gia đình gốc Việt, Đến nơi rồi chất chứa rất nhiều cảm xúc, từ đau đớn, chia lìa cho đến hạnh ngộ, xót xa. Bằng những ký ức được kể lại bởi cha, mẹ - thế hệ đi trước, cùng nhiều tư liệu lịch sử, Cát Thảo Nguyễn đã viết nên một cuốn sách rất đáng chú ý cho những ai quan tâm đến giai đoạn này.Không dừng ở đó, đây cũng là cuốn sách viết về những tháng năm cố gắng hòa nhập với một môi trường sống mới, một cuộc sống mới của một người Việt Nam bị bứng gốc rễ. Ở đó có những khó khăn, có những ám ảnh không thôi bám riết, tạo nên khoảng cách thế hệ, sắc tộc và nỗ lực để vượt qua nó.Ngay từ tác phẩm đầu tay mang tên Chuyến bay tháng 3, Lê Khải Việt đã để lại những dấu ấn độc đáo với cách viết mới lạ và đầy hấp dẫn. Từ sườn, cốt là những gì còn lại của một di sản chiến tranh khốc liệt, anh đã hình tượng và nâng cấp nhiều lớp để tạo nên những truyện ngắn hấp dẫn, ấn tượng, không thôi ám ảnh, cho thấy một sự kế thừa cũng như học hỏi từ các nhà văn nổi tiếng cả trong cũng như ngoài nước.Khi trẻ người ta nghĩ khác mở rộng phạm vi hơn so với Chuyến bay tháng 3 trước đó, khi dần tiến thêm vào sự đứt gãy những mối quan hệ của các cá nhân trong xã hội hiện đại, từ đó tạo nên những truyện ngắn tạo nhiều đồng cảm. Song song đó, chủ đề chiến tranh vẫn luôn hiện diện, cho thấy một nỗi ám ảnh của cây bút này.Cũng đã khá lâu nhà văn - họa sĩ Đỗ Phấn mới quay trở lại với địa hạt tiểu thuyết qua cuốn Mắt rỗng. Xoay quanh một chủ đề tương đối quen thuộc của ông là hội họa, cuốn sách đã phản ánh sự rẻ rúng khi giá trị thị trường ngấm sâu vào nghệ thuật, từ đó gây ra vô vàn hệ lụy cho cả nghệ sĩ, nghệ thuật lẫn tâm tính con người.Cùng chủ đề này, tính chất tản văn làm ông nổi tiếng cũng liên tục hiện diện, qua đó cho thấy những sự thay đổi của thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi những giá trị cũ đang mai một dần. Đây có thể nói là cuốn tiểu thuyết về sự thay đổi, tha hóa trong cách viết tương đối cổ điển.Phải hơn một thập kỷ, Trần Ngọc Sinh (bút danh Au Min) mới trở lại (kể từ sau tác phẩm Phnom Penh). Myanmar: Truyện không phải truyện là một tác phẩm tương đối "đóng kín", không chỉ trong bối cảnh Myanmar bị cách ngăn bởi Covid-19, biến động quân sự, mà còn là cõi lòng mục ruỗng của những con người trong tác phẩm này. Đây có thể nói là tác phẩm rất đáng chú ý của năm nay.Cách viết của Au Min thinh lặng như sự lặng im. Cũng như nhan đề, không có gì trong tác phẩm này được hoàn thiện hay được chế tác đến độ tinh xảo. Mọi thứ đều mục ruỗng và tác giả cho ta thấy đó là điều không thể tránh khỏi của nhân quần này.Tuy xuất hiện vào thời điểm cuối năm nhưng nếu không nhắc đến ấn phẩm này thì đó sẽ là một thiếu sót lớn. Trong ấn phẩm năm nay, muôn mặt chủ đề đã được khai thác, từ những bài viết xoay quanh nhiều điểm mới về tết cho đến những trang văn đong đầy muôn vàn cảm xúc và những cái chạm nhẹ nhàng của những câu thơ.Trong đó, những truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Hệ, Ma Văn Kháng, Phạm Duy Nghĩa, Trương Anh Quốc… rất đáng chú ý. Trong khi Hồ Anh Thái, Văn Thành Lê lại mang đến nụ cười chua cay, đưa ta đến những cảm xúc riêng biệt.Là hiện tượng xuất bản ở Pháp sau khi ra mắt, Sống – cuốn tiểu thuyết đồ họa thực hiện bởi 2 người trẻ - xoay quanh thời gian tham gia chiến khu của một thiếu nữ ở tuổi đôi mươi là một tác phẩm không nên bỏ qua. Được viết dựa trên cuộc đời của nữ đạo diễn Việt Linh tài danh (mẹ của Hải Anh), qua đây ta sẽ được nghe về những kỷ niệm một thời cùng những gian khổ, khó khăn trong những tháng ngày làm đạo diễn của bà.Bên cạnh đó, Hải Anh cũng khắc họa được khoảng cách thế hệ giữa mẹ và mình – 2 người phụ nữ ở 2 thời đại và 2 độ tuổi khác nhau mà bất cứ ai cũng có thể thấy bản thân mình ở đó. Nỗi đau kéo dài bao lâu không quan trọng, mà quan trọng hơn là nhận ra nó và tiến hành thay đổi.Nói về thành công thương mại lẫn chất lượng, Phan với bộ 2 cuốn sách ra mắt trong năm nay là một cái tên đáng gờm. Những mẩu chuyện nhỏ được dẫn dắt bởi 2 nhân vật chính là những gợi nhắc cho ta về những gì đã mất, những gì còn lại cũng như nỗ lực để níu giữ chúng.Trong một đời sống điều gì cũng nhanh, con người dễ mất kết nối, Trước khi chúng ta nói lời chia tay là một ấn phẩm rất đáng chú ý để cho ta thấy trong tận cùng đau khổ, vẫn có những khoảnh khắc chói sáng khi con người nhìn thấy ở nhau một niềm hy vọng bừng sáng.Trong văn đàn Việt, Y Ban luôn được mệnh danh là cây bút nữ cá tính và đầy tinh quái. Gồm gần 20 truyện ngắn, Trên đỉnh giời tiếp tục cho thấy tài năng đặc biệt của bà ở nhiều đề tài, trong đó mảng viết về thân phận người phụ nữ trong thời chiến, trong xã hội đương đại cũng như trong những cuộc tình chếnh choáng vẫn là chủ điểm đáng quan tâm nhất.Bà cho thấy bản thân không ngại bất cứ đề tài gì, dù là miền núi hay là miền xuôi, dù là nông thôn hay thành thị, dù là bi kịch hay là hài kịch, dù là hiện thực hay là huyễn tưởng… thì không có gì cản ngăn được bà. Tính dân gian trong các tác phẩm cũng là một điểm nhấn quan trọng và rất đáng chú ý.Có thể nói, dù viết thể loại nào thì nhà văn Hồ Anh Thái vẫn tìm được giọng điệu đặc biệt. Ở Trượt chân trên tầng cao, tuy vẫn là châm biếm, giễu nhại thế nhưng nội lực tác phẩm đã được cất nhắc, nâng lên rất nhiều lần hơn. Tính đa nghĩa của chúng là một điểm nhấn đáng chú ý, qua đó ông mời gọi độc giả cùng mình giải mã những vấn đề đậm đặc hơi thở thời sự và đời sống hiện đại ngày nay.Không dừng ở đó, nhiều thủ pháp nghệ thuật cũng được sử dụng, từ dòng suy tưởng đến các khung nền được chọn lựa sẵn, kích thích thêm sự sáng tạo. Tập truyện ngắn cho thấy một nỗ lực không ngừng học hỏi, đổi mới và thử thách mình của một nhà văn những tưởng không còn thách thức nào có thể đặt ra.Ở lại dựng Điện Biên - Kỳ 2: Chiến trường thành nông trường
Sáng 14.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND P.Bình Định (TX.An Nhơn, Bình Định), cho biết trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ hàng trăm chậu hoa cúc của người dân bị héo, chết bất thường, gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng.Cụ thể, hơn 300 chậu hoa cúc trồng để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của gia đình bà Đặng Thị Lý (55 tuổi, ở khu vực Kim Châu, P.Bình Định) bỗng dưng bị héo, chết bất thường. "Chính quyền địa phương đã chỉ đạo công an phường vào cuộc, phối hợp với các đội nghiệp vụ của Công an TX.An Nhơn điều tra, xác minh làm rõ vụ việc này", ông Dũng nói.Vụ hoa tết năm nay, gia đình bà Lý dùng tiền tích góp sau một năm làm phụ hồ để đầu tư trồng hơn 300 chậu hoa cúc. Số hoa này đã được thương lái đặt cọc mua, chỉ còn 10 ngày nữa sẽ đến vận chuyển đi bán. Tuy nhiên, hiện số hoa này bị chết khiến vợ chồng bà trắng tay, rơi vào cảnh nợ nần. Những ngày qua, vợ chồng bà Lý "mất ăn, mất ngủ" vì chẳng biết lấy đâu ra tiền để trả các khoản chi phí phân, thuốc, nhân công..."Chiều 8.1, vợ chồng tôi tưới nước cho hoa như bình thường. Sáng hôm sau, hoa trong vườn đã héo úa mà không rõ nguyên do. Quá hoảng hốt, vợ chồng tôi kiểm tra phuy chứa nước thì phát hiện dấu hiệu bất thường, nghi có người đổ thuốc vào nên đã trình báo công an. Mong cơ quan chức năng điều tra, làm rõ", bà Lý nói.Trước sự việc trên, ông Lê Trung Hiếu (62 tuổi, ở P.Bình Định) đã thử lấy một ít nước từ phuy của gia đình Lý tưới một chậu hoa cúc trong vườn nhà mình. Kết quả chậu hoa này cũng úa và chết ngay sau đó."Tôi nghi có kẻ xấu bỏ thuốc vào phuy nước của vườn bên cạnh nên mới dẫn đến cơ sự này. Đã trồng cúc bao nhiêu năm nay thì không thể nào nhầm lẫn trong việc pha thuốc, làm chết hàng trăm chậu cúc như vậy được. Mong công an vào cuộc điều tra làm rõ. Nếu vụ việc không được sáng tỏ, tình trạng này sẽ còn tái diễn", ông Hiếu bức xúc nói.Lãnh đạo UBND TX.An Nhơn cho biết, tình trạng hoa cúc chết bất thường với số lượng lớn chưa từng xảy ra tại địa phương. UBND TX.An Nhơn đã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh vụ việc.
Trao huy hiệu 'Tuổi trẻ dũng cảm' cho 2 học sinh cứu người đuối nước
BTC cũng đặt ra mục tiêu qua giải năm nay sẽ trao 140 xe đạp tiếp bước học sinh đến trường. “Chúng tôi mong sự kiện trở thành sân chơi thiện nguyện uy tín, thường niên, để hướng đến giá trị nhân văn cao thượng, đóng góp kinh phí giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội”, đại diện BTC chia sẻ.
Sáng 20.1 (21 tháng chạp), ga đến quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất đông người đón người thân về quê ăn tết. Các hàng ghế chờ kín người, không còn chỗ trống, nhiều người đành đứng chờ. Người gọi video call, người liên tục nhìn bảng điện tử xem tình hình các chuyến bay của người thân. Nhân viên an ninh sân bay hướng dẫn mọi người đứng đúng vị trí, tránh tình trạng tập trung đông ở các lối ra vào.Nhiều người vì háo hức gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách, họ đứng vịn vào thanh chắn, mắt dõi vào phía trong nơi đoàn khách đi ra. Nhiều người mừng rỡ, có những giọt nước mắt rơi xuống trong khoảnh khắc nhận ra bóng dáng của người thân.Bà Bạch Dương (55 tuổi, quê ở Bình Định) cho biết, chuyến bay từ Melbourne (Úc) cất cánh lúc 1 giờ 30 và đến sân bay Tân Sơn Nhất sau khoảng 8 giờ bay. Đến sân bay, bà đợi con trai bay từ Quy Nhơn vào TP.HCM và sẽ cũng nhau về căn hộ ở TP.Thủ Đức ít ngày. Sau đó, bà sẽ về quê đón tết cùng gia đình khoảng 2 tháng. "Ở Việt Nam tôi còn mẹ 86 tuổi và đông anh em. Gia đình đều ở đây hết, nhớ quê hương nhưng không có tiền về thường xuyên. Tôi phải đi làm, tiết kiệm tiền để dành dụm về quê vào dịp tết. Nếu giàu có chắc tôi về quê hoài, nhưng phải ở lại kiếm tiền lo tương lai cho các con" bà Dương nói. Hơn 15 năm sinh sống và làm việc ở nước ngoài, đây là lần đầu tiên bà Dương về quê đón tết. Những năm trước, để tiết kiệm chi phí bà về Việt Nam vào dịp thường thăm mẹ, anh chị em. "Những lần trước mẹ tôi bị bệnh nên phải về chăm một thời gian rồi quay lại. Giờ để về xem không khí tết ở quê có gì khác hơn so với thời gian trước. Ở sân bay, tôi thấy người đón đông hơn người về. Hồi xưa tôi làm nông nghiệp ở Úc, giờ có tuổi rồi không làm nổi nữa nên định chuyển qua kinh doanh quán cà phê", bà Dương bày tỏ. Sau hơn 3 tiếng ngồi trên máy bay từ Hồng Kông về sân bay Tân Sơn Nhất, anh Nguyễn Nhật Thành (34 tuổi, ở Q.11, TP.HCM) gặp lại người thân của mình. Họ bắt taxi về nhà hứa hẹn cùng đón cái tết ấm cúng, sưm vầy. "Khoảng 3 tuần nữa tôi sẽ tiếp tục quay lại Hồng Kông để làm việc. 3 năm rồi tôi chưa về quê ăn tết, năm nay tranh thủ, sắp xếp thời gian về với mọi người. Khi đến sân bay, tôi thấy người thân của những người ở nước ngoài đến đón rất đông. Gia đình tôi đã kịp chụp vài tấm ảnh ở sân bay làm kỷ niệm trước khi về nhà", anh Thành cho hay. Ông Đinh Quang Trung (54 tuổi, ở Q.1, TP.HCM) đến sân bay đón con gái ở Nhật Bản về ăn tết. Ở Nhật không đón Tết Nguyên đán nên con gái ông xin nghỉ phép, sắp xếp công việc để được cùng gia đình đón tết. "Lúc nào ga đến quốc tế cũng đông, đặc biệt thời điểm gần tết. Một người về nhưng nhiều người đón, con gái tôi về khoảng 2 tuần. Sáng nay tôi rảnh nên muốn ra sân bay đón con cho vui. Nhà tôi ở gần đường Hàm Nghi, có tuyến xe buýt đi thẳng ra sân bay nên rất tiện. Chuyến bay của con gái chưa hạ cánh nên tôi phải đợi ở đây khoảng 2 tiếng nữa", người đàn ông cho hay. Ông Sang (quê ở Đồng Tháp) đi xe 3 tiếng đến sân bay Tân Sơn Nhất để đón con trai từ Đài Loan về quê ăn tết. Con trai ông đi hơn 7 năm nay, dịp này về quê đón tết cùng gia đình. "Nãy giờ tôi gọi mà chắc con ở trên máy bay không liên lạc được. Ngồi chờ ở đây tôi mua ly cà phê uống cho đỡ buồn ngủ, sáng nay tôi cũng từ quê đi sớm lên TP.HCM đón con", ông Sang nói.
Nóng: Tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM với những thông tin mới nhất
“Với những người trẻ, khó khăn nhất là ở giai đoạn mới ra trường vì không còn được nhận hỗ trợ tài chính từ gia đình. Mới đi làm, mức lương trung bình khoảng dưới 10 triệu đồng/tháng thì cuộc sống của họ khá chật vật nên ý thức trong vấn đề chi tiêu là rất quan trọng. Mỗi người cần có kế hoạch chi tiêu, quản lý tài chính cụ thể để không xài tiền một cách phung phí. Mỗi tháng nên để dành khoảng 20 - 30% tiền lương để tiết kiệm. Khi số tiền tiết kiệm đủ lớn có thể đầu tư trong khả năng để sinh lời”, ông Điền cho biết.